Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, công nghệ thông tin đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sức ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều lĩnh vực khác trong đời sống và góp phần không nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Vì sao phải tới Mỹ?
Theo chia sẻ từ USIS Education, không phải ngẫu nhiên mà Mỹ là đất nước đứng thứ hai trên thế giới có số du học sinh Việt Nam theo học nhiều nhất sau Australia. Hệ thống giáo dục ở đây có rất nhiều điểm khác biệt so với nước ta, nhất là đối với ngành công nghệ thông tin. Thông thường, mỗi lớp chỉ có khoảng 10 đến 20 sinh viên. Đây là cơ hội vô cùng tốt giúp các bạn trẻ thể hiện bản thân cũng như gần gũi hơn với không chỉ một mà rất nhiều giảng viên khác trong trường.
Khi tiếp cận một vấn đề, nền giáo dục Hoa Kỳ hướng cho sinh viên theo các bước: quan sát, phân tích, nêu ra quan điểm và cách xử lý của bản thân hoặc theo nhóm. Việc trình bày trước một lượng người nhất định đòi hỏi bạn phải có kỹ năng mềm và am hiểu nhất định giúp bạn tự tin hơn trong học tập và cuộc sống sau này.
Theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới, Mỹ đứng thứ năm về phát triển công nghệ thông tin trong 138 nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Các trường cao đẳng và đại học kết hợp với các tập đoàn máy tính và công nghệ hàng đầu đặt tại Hoa Kỳ (như Intel, Microsoft, Apple, Google) thiết kế chương trình thực tập cho sinh viên (bao gồm sinh viên quốc tế). Được làm việc và trải nghiệm thực tế tại các tập đoàn công nghệ và máy tính hàng đầu thế giới là điều mong ước của sinh viên và là điểm cộng hoàn hảo trong C.V của các bạn. Đây chính là lí do nước Mỹ luôn thu hút các sinh viên yêu thích ngành này đến đây học tập.
Đức Minh, một sinh viên đang theo học chuyên ngành công nghệ thông tin tại tiểu bang Michigan chia sẻ “mình đã cân nhắc rất kỹ về việc nên học tại Mỹ, Singapore hay Malaysia. Nhưng thấy Mỹ là đất nước vô cùng phát triển và nền văn hóa có nhiều điểm khác biệt hơn, nên mình đã quyết định tới đây học. Cho tới thời điểm hiện tại, tuy còn gặp phải nhiều bỡ ngỡ nhưng chính môi trường và phương pháp học tập ở đây đã giúp mình tiến bộ lên rất nhiều, đặc biệt là học nhóm – điều mà học sinh Việt chúng ta rất hay coi thường và bỏ qua”.
Top những trường đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tốt nhất tại Mỹ
Mới đây, tạp chí QS đã công bố danh sách các trường đại học hàng đầu về Công nghệ thông tin trên thế giới và 6 trong số 10 ứng cử viên sáng giá đều đến từ đất nước Mỹ.
Bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên rất nhiều yếu tố khách quan: cơ sở vật chất kỹ thuật, số sinh viên ra trường có việc làm và các tờ tạp chí có uy tín trích dẫn hay đánh giá về chất lượng đào tạo. Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn các ngôi trường này:
1. Học viện Công nghệ Massachusetts
Tọa lạc tại thành phố Cambridge, Massachusetts của Hoa Kỳ, là học viện nổi tiếng trong các lĩnh vực: quản lý, kinh tế, ngôn ngữ… đặc biệt là khoa học công nghệ, học viện có nhiều trường ĐH thành viên gồm Trường Khoa học, Trường Kỹ thuật, Trường Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Quản lý, và Trường Nhân văn, Nghệ thuật, và Khoa học Xã hội) và một trường đại học (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Y tế), bao gồm tổng cộng 32 khoa.
Chỉ trong khoảng 150 năm, học viện công nghệ Massachusetts đã mang về cho mình hơn 70 giải Nobel trong nhiều lĩnh vực. Khuôn viên rộng 168 mẫu Anh (68,0 ha) và mở rộng hơn 1 dặm (1,6 km) dòng theo bờ bắc con sông Charles.
Một điều đáng chú ý là Khác với hầu hết các trường đại học trên thế giới, tại đây, số lượng sinh viên sau đại học nhiều hơn sinh viên đại học (khoảng 60% tổng số sinh viên). Nhiều chương trình sau đại học được xếp trong số 10 chương trình hàng đầu của toàn nước Mỹ.
2. Đại học Stanford
Tọa lạc tại California (Hoa Kỳ) với khuôn viên chính khá rộng và đẹp măt có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, cách San Francisco 60 kilômét về phía đông nam, là viện đại học có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, Viện Đại học Stanford có rất nhiều chương trình cho sinh viên đại học và sau đại học.
Cùng với Viện Đại học Harvard, Viện Đại học Yale và Viện Đại học Princeton, Viện Đại học Stanford nằm trong nhóm những viện đại học tốt nhất của Hoa Kỳ. khu nghiên cứu nằm ngay trong khuôn viên trường phục vụ cho quá trình học tập và phát triển ngành điện tử gắn với trường đào tạo kỹ sư của ĐH Stanford. Ngày nay, khu nghiên cứu bao gồm hơn 150 công ty với khoảng 23.000 chuyên viên làm việc trên các lĩnh vực điện tử, phần mềm, công nghệ sinh học, và các ngành công nghệ cao khác..
3. Đại học California, Berkeley
Học viên công nghệ California hay còn gọi là Cal, UCB, UC Berkeley, Berkeley có hệ thống giáo dục khá đa dạng chủ yếu đào tạo về vật lý, hóa học, sinh học. Đây còn là nôi của khá nhiều thành tựu trên thế giới như: như dự án Manhattan – sản xuất ra quả bom nguyên tử đầu tiên trong thế chiến thứ hai, cũng là bom khinh khí đầu tiên trên trái đất.
Tọa lạc tại vịnh San Francisco, tại thành phố Berkeley, California, học viện luôn được khoảng hơn 2300 sinh viên trên toàn thế tin tưởng và gửi gắm tương lai.
4. Trường UCLA (Đại học California, Los Angeles)
Tọa lạc tại thành phố Los Angeles, Viện Đại học California, Los Angeles hay Đại học California, Los Angeles luôn nằm trong top 20 những trường có chất lượng tốt nhất tại Mỹ.
Hệ thống thư viện trường có hơn 8 triệu quyển sách được phân bố khá đều ở khắp 20 thư viện và 8 cơ sở lưu trữ, các phòng đọc sách và trung tâm nghiên cứu. Thư viện của UCLA được xếp hạng 14 trong các thư viện lớn nhất của nước Mỹ xét về đầu sách.
Ngoài ra, trường có vị trí gần Hollywood và sở hữu khuôn viên tuyệt đẹp, thu hút rất nhiều đoàn làm phim mỗi năm.