Trong những năm gần đây, có khá nhiều doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng mô hình “Văn phòng ảo” cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm tiết kiệm chi phí. Vậy việc sử dụng mô hình “Văn phòng ảo” liệu có hợp pháp? Chúng ta hãy cùng Office168 tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết sau đây.
Bài toán chi phí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mỗi doanh nghiệp được lựa chọn ngành nghề kinh doanh mình yêu thích và có quyền tự chủ kinh doanh. Đồng thời doanh nghiệp tự quyết phương thức kinh doanh sao cho phù hợp với quy mô và khả năng nhằm mang lại doanh thu và lợi nhuận tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp.
Thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, một công ty vừa ra đời hay các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, văn phòng đại diện, chi nhánh thì yêu cầu tiết kiệm chi phí lại càng cao. Do đó, không ít doanh nghiệp lựa chọn sử dụng “Văn phòng ảo” để đăng ký làm trụ sở chính phục vụ các công việc ký kết hợp đồng, gặp gỡ khách hàng, đàm phán,… Với loại hình dịch vụ này sẽ mang đến cho doanh nghiệp một không gian chuyên nghiệp, đầy đủ tiện nghi nhưng với giá thuê chưa đến 1 triệu đồng/tháng, đây là giải pháp tuyệt vời giúp tiết kiệm được khoản phí khá lớn thay vì phải thuê một văn phòng cố định. Nhưng vấn đề mà các doanh nghiệp lo lắng là các công việc văn phòng diễn ra tại một nơi khác chứ không phải trên địa chỉ đăng ký này, vậy điều này có được xem là trái với các quy định của pháp luật hay không?
Tính hợp pháp của Văn phòng ảo
Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp” là tổ chức kinh tế có tài sản – tên riêng và trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích thực hiện các giao dịch trong kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp chưa có một quy định cụ thể về việc một địa điểm được đặt tối đa bao nhiêu doanh nghiệp nhưng luật có quy định cụ thể về trụ sở giao dịch, bao gồm:
- Có địa chỉ giao dịch rõ ràng và phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam
- Phải xác định rõ ràng số nhà, xã, phường, tỉnh/thành phố và địa chỉ này phải được đăng ký với cơ quan cấp giấy phép kinh doanh.
Hiện nay chưa có một quy định pháp lý nào cấm doanh nghiệp thuê “Văn phòng ảo” để làm trụ sở kinh doanh cũng như chưa có một cơ chế nào xử lý đối với vấn đề này. Chính những điều này đã góp phần thúc đẩy mô hình “văn phòng ảo” phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt tại thị trường TP.Hồ Chí Minh các đơn vị cung cấp dịch vụ văn phòng ảo ngày càng phổ biến cơ cử như Office168, G-Office,…
>> Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm khi thuê một văn phòng ảo
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải trung thực khi khai báo trụ sở kinh doanh vì theo Sở Kế hoạch và đầu tư Tp.HCM, vì dù không kiểm soát về mô hình hoạt động của doanh nghiệp là văn phòng ảo hay văn phòng truyền thống nhưng Sở vẫn kiểm soát về ngành nghề hoạt động và quản lý con người của doanh nghiệp.