Những thói quen ăn uống hàng ngày của bạn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị cũng như nguy cơ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Vậy nên ăn uống thế nào để phòng tránh căn bệnh này, bài viết dưới đây được tổng hợp thông tin từ phòng điều trị Bà Tư Châu, mời các bạn cùng theo dõi để phòng tránh cho gia đình của bạn.
Ăn uống như thế nào đối với bệnh thoái hoá đốt sống cổ?
Không có thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng nào giúp chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, chúng có thể giúp ích cho bạn trong việc cải thiện triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, ngăn chặn không để bệnh tiến triển nặng hơn và nâng cao sức khỏe cho xương cột sống. Bạn có thể lưu ý các loại thực phẩm như sau:
Protein từ thực vật
Việc thiếu hụt chất đạm có thể khiến cho hàm lượng canxi trong máu giảm. Điều này càng khiến bệnh thoái hóa đốt sống cổ tiến triển mạnh hơn. Hãy dùng nguồn protein từ thực vật. Chẳng hạn như bắp, đậu ha lan, rau bina, bông cải xanh…Chúng vừa là nguồn bổ sung protein tuyệt vời, vừa cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa cùng nhiều loại khoáng tố có lợi cho sức khỏe.
Thực phẩm giàu omega-3
Omega-3 là một loại axit béo có tác dụng ức chế phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, giảm viêm và nâng cao sức khỏe của xương cũng như các mô sụn. Chất này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như cá hồi, rong biển, hạt lanh, cá thu, hạt óc chó, hàu, gan cá tuyết, cá cơm, cá trích, trứng cá muối…
Thực phẩm chứa nhiều magie
Magie giúp duy trì khối lượng cơ bắp cùng với mật độ xương, đồng thời giúp cơ thể sử dụng protein hiệu quả. Việc thiếu magie có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị chuột rút cơ bắp, rối loạn nhịp tim, loãng xương, thoái hóa cột sống… Magie được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:
- Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lức, mì ống và bánh mì nguyên hạt
- Các loại hạt: Chẳng hạn như hạt vừng, hạt hướng dương hay hạt lanh. Hãy thêm chúng vào trong món salad hoặc xay sữa uống nhằm tận dụng được nguồn magie dồi dào cho cơ thể.
- Đậu: Đậu Hà lan, đậu đỏ, đậu đen và đậu xanh là những nguồn bổ sung magie tuyệt vời
- Rau xanh: Bao gồm cải xoăn, rau bina, rau diếp hay bông cải xanh
- Trái cây: Kiwi, bơ, chuối, mận sấy khô, chanh leo, mâm xôi…
Ăn gừng tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Gừng chính là một trong những gợi ý hữu ích cho câu hỏi “người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?”. Nghiên cứu cho thấy, gừng chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích lưu thông máu, góp phần đưa các dưỡng chất đến nuôi dưỡng, sữa chữa những tổn thương do thoái hóa cột sống cổ gây ra.
Thực phẩm giàu canxi
Để có một cột sống khỏe mạnh, cơ thể chúng ta cần một khoản canxi nhất định. Khoáng chất này giúp cơ thể duy trì khối lượng xương ở mọi thời điểm trong cuộc sống, điều này càng trở nên quan trọng hơn khi bạn bị thoái hóa đốt sống cổ vì lúc này xương trở nên giòn và yếu hơn. Canxi có ở một số thực phẩm sau:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua và phô mai, pho mát. Hãy lựa chọn các sản phẩm sữa tách béo để không bị tăng cân.
- Các loại đậu: Đậu đen, đậu phụ, đậu phộng, đậu ngự… nên có trong thực đơn của bạn
- Các loại rau: Thường xuyên ăn rau cải xoăn, đậu rồng, giá đỗ, cảo thìa, măng tây, rau bina sẽ giúp bổ sung lượng lớn nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.
- Cá: Nhiều canxi nhất là cá hồi và cá mòi.
Các loại rau màu xanh lá đậm
Nhòm thực phẩm này đặc biệt giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong khi chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây hại đến cột sống thì chất xơ lại được chứng minh là có khả năng làm giảm chất gây viêm trong máu ( y học gọi là protein phản ứng C). Chính vì lý do đó, người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tăng cường rau xanh trong các bữa ăn để có thể kiểm soát tốt bệnh.
Bị thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì?
Người bị thoái hóa đốt sống cổ được khuyến cáo nên kiêng tuyệt đối hoặc hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm, đồ uống có thể làm tăng phản ứng viêm, đau ở cột sống cổ và đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Chúng bao gồm:
Không nên sử dụng quá nhiều muối và nên kiêng cả đồ ngọt, đồ hộp
Bạn nên lưu ý lại và bỏ qua những thói quen ăn uống sau để tránh tình trạng bệnh tồi tệ hơn, vì sức khoẻ của bạn:
- Muối làm tăng khả năng thất thoát canxi qua đường nước tiểu. Điều này có thể gây bất lợi cho xương khớp của bạn, đặc biệt là khi bị thoái hóa cột sống cổ.
- Bánh, kẹo và các thức ăn chứa nhiều đường đều không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị thoái hóa đốt sống cổ. Đây là một trong những thủ phạm gây tăng cân hàng đầu. Việc dư thừa trọng lượng cơ thể sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.
- Thực phẩm đóng hộp bao gồm nhiều loại khác nhau như thịt, cá hay rau củ quả… Qua quá trình xử lý, chúng không còn giữ được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng.
Thịt có màu đỏ thịt mỡ và các món chiên xào loại bỏ các chất kích thích
Các thực phẩm thúc ăn nhanh hàng ngày là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các căn bện khác không chỉ thoái hoá đốt sống cổ, hạn chế và loại bỏ những thói quen này ra thực đơn của bạn:
- Mặc dù chứa nhiều chất đạm nhưng các loại thịt đỏ lại giàu chất béo bão hòa và a-xít uric. Những chất này gây tăng cân, làm cản trở đường lưu thông của mạch máu đến cột sống cổ. Nghiêm trọng hơn, chúng còn thúc đẩy phản ứng viêm tiến triển ở đốt sống bị thoái hóa.
- Thường xuyên ăn các thức ăn này không chỉ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát mà còn làm tăng mỡ máu và khiến các mặt bao trong khớp bị viêm sưng. Tất cả đều gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Rượu, bia, cà phê, soda đều không tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Chúng có thể thúc đẩy phản ứng viêm cột sống cấp tính và khiến các ổ khớp bị phá hủy. Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ hút thuốc lá bởi đây là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống.
Mong rằng với những thông tin trên sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề “thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì”. Vấn đề dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và khả năng phục hồi đối với người bệnh và hạn chế bệnh tật đối với gia đình bạn. Hãy lưu lại thông tin này để cải thiện bữa ăn cho gia đình bạn, bạn có thể tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ dinh dưỡng…. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!