Thoát vị đĩa đệm ngày nay là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp ở mọi độ tuổi. Thoát vị đĩa đệm được đánh giá là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất. Ngoài những cơn đau buốt cột sống, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng đáng sợ như rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, teo chân tay… thậm chí là liệt hoàn toàn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy làm thế nào để chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị căn bệnh quái ác này? Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây nhé!
Chẩn đoán và phân loại thoát vị đĩa đệm
Cách chẩn đoán
Với bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân có thể được chẩn đoán thông qua các phương pháp điện quang dưới đây:
- Chụp X-Quang thường: Đĩa đệm là phần không phản quang, vì vậy hình ảnh X-Quang thu được chỉ phản ánh được giai đoạn muộn của thoát vị đĩa đệm bao gồm hư xương sụn, thương tổn đốt sống, dấu hiệu gập góc và tam chứng Barr (vẹo, mất ưỡn và giảm chiều cao cột sống).
- Chụp bao rễ thần kinh: Đưa chất cản quang vào khoang dưới nhện thắt lưng cùng, cho hình ảnh X-Quang gián tiếp của bệnh.
- Chụp đĩa đệm: Sẽ phát hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm thông qua các thay đổi về hình thái và cấu trúc bên trong đĩa đệm.
- Chụp cắt lớp vi tính: Cho hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm bị thoát vị, chẩn đoán chính xác các thể của bệnh.
Chụp cộng hưởng từ: Thu được tất cả các giá trị của các phương pháp khác, có tính chính xác cao, không gây hại và an toàn cho mọi bệnh nhân.
Phân loại thoát vị đĩa đệm
Căn cứ vào hai đoạn vận động chính là cột sống cổ và cột sống lưng thì người ra chia bệnh thoát vị đĩa đệm thành 2 loại đặc trưng theo từng vị trí:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Xảy ra chủ yếu ở các đốt C5-C6-C7, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cúi ngửa và xoay chuyển cổ.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng: Phổ biến nhất là các đốt L4-L5 và L5-S1, ở đoạn L3-L4 có xảy ra nhưng tỷ lệ thấp hơn. Ngoài những cơn đau buốt, tê bì cột sống lưng, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng nguy hiểm liên quan đến rễ thần kinh hông to (đau thần kinh tọa).
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Nếu có người thân mắc phải căn bệnh này, chắc chắn bạn sẽ thấu hiểu được sự phiền toái và khổ sở mà căn bệnh này gây ra. Vì vậy ngay khi còn có thể, hãy nắm rõ những nguyên tắc phòng tránh thoát vị đĩa đệm dưới đây:
- Sinh hoạt, làm việc đúng tư thế: Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần nâng vật nặng bằng lực của chân, ngồi thẳng lưng và cổ, đứng lên đi lại khi ngồi quá lâu, thay đổi tư thế thường xuyên… là cách giảm tải áp lực cho cột sống của bạn.
- Rèn luyện thể lực: Chăm chỉ tập luyện, thể dục thể thao đúng cách không chỉ giúp phòng ngừa, tăng sự dẻo dai cho xương khớp mà còn hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.
- Chế độ dinh dưỡng: Phòng tránh thoát vị đĩa đệm bằng cách bổ sung nhiều canxi, vitamin, glucosamine… tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hại cho xương khớp như thịt đỏ, nội tạng. Nói không với rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà
Điều trị bằng các phương pháp Tây y
- Thuốc Tây: Thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, vitamin… được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuyệt đối không tự ý dùng hoặc lạm dụng quá mức đề phòng tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Liệu pháp hiện đại: Cấy chỉ, diện chẩn, laser, sóng cao tần radio… là những thủ thuật có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn đau thoát vị đĩa đệm trong một thời gian nhất định.
- Phẫu thuật: Áp dụng trong trường hợp thoát vị có chèn ép nặng hoặc không đáp ứng với các biện pháp thông thường. Hiện tại, phương pháp mổ nội soi được đánh giá là hiệu quả và ít biến chứng.
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Y học cổ truyền (YHCT) lưu giữ rất nhiều cây thuốc nam có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể tham khảo một số vị thuốc dưới đây:
- Đu đủ rượu gừng: Nhồi gừng, ngải cứu và rượu trắng vào bên trong quả đu đủ xanh, sau đó nướng lên cho đến khi chín mềm. Cạo lớp vỏ đen bên ngoài rồi dầm nhuyễn đu đủ, đắp hỗn hợp này lên vùng cột sống bị đau và cố định bằng khăn mềm.
- Bài thuốc từ xương rồng: Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm dùng xương rồng ba chia thái nhỏ, đâm nát rồi rang với cám gạo cho đến khi nóng, thêm chút giấm trắng vào và đảo đều. Đổ hỗn hợp này vào một tàu lá chuối tiêu, phía trên đắp thêm 1 lớp lá chuối nữa rồi đặt phần lưng hoặc cổ bị đau lên. Sức nóng và tinh chất của xương rồng sẽ thấm sâu, giúp giải tỏa cơn đau nhanh chóng và hiệu quả.
- Chữa thoát vị đĩa đệm với 6 cây thuốc quý: Chuẩn bị bao gồm lá lốt, tầm gửi, dây đau xương, cỏ xước, chìa vôi và dền gai, mỗi thứ 7g loại đã phơi khô. Sao vàng hạ thổ rồi sắc lấy nước uống hàng ngày. Bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm này được nhiều người kiểm nghiệm và cho phản hồi rất tốt.
- Châm cứu: Dùng kim châm để kích thích và tác động lên các huyệt vị nhằm khơi thông ứ trệ, điều hòa âm dương và giảm đau hiệu quả.
- Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng kích thích vật lý thông qua các tác động trực tiếp lên da thịt ở vị trí tổn thương, từ đó giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết.
- Kéo giãn cột sống: Giải tỏa sự kết dính, giải phóng chèn ép và mở đường cho máu cùng dưỡng chất đi nuôi dưỡng vùng cột sống bị thoát vị.
Trên đây là tất tần tật những thông tin cơ bản về cách chẩn đoán, phân loại, phòng ngừa và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cơ bản nhất. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền là phương pháp an toàn nhất và hiện nay được khá nhiều người lựa chọn để khắc phục những triệu chứng của bệnh lý. Nếu phát hiện mình có những dấu hiệu của bệnh hãy đi khám ngay và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra nếu quan tâm điều trị theo y học cổ truyền thì rượu gia truyền Bà Tư Châu sẽ là sự tham khảo phù hợp dành cho bạn.