Thoát vị đĩa đệm được đánh giá là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất. Ngoài những cơn đau buốt cột sống, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng đáng sợ như rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, teo chân tay… thậm chí là liệt hoàn toàn.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Bình thường cột sống có 23 đĩa đệm (5 cổ, 11 lưng , 4 thắt lưng và 3 chuyển đoạn). Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống với hình thấu kính lồi hai mặt, gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Nhờ có khả năng chun giãn của vòng sợi và dịch chuyển sinh lý của nhân nhầy mà đĩa đệm có tính thích ứng, đàn hồi cao, giúp cột sống tránh được những chấn động mạnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi những chấn động này diễn ra quá thường xuyên, cột sống có thể bị tổn thương, đĩa đệm bị chèn ép quá mức khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy theo đó thoát ra ngoài.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Thông thường, người bệnh chỉ dựa vào dấu hiệu đau lưng hoặc đau mỏi cổ để phán đoán tình trạng bệnh. Tuy nhiên, sự liên quan mật thiết giữa đốt sống, đĩa đệm và dây chằng tạo ra hàng loạt triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đặc trưng như:
- Đau cột sống: Cơn đau xuất hiện ở các đoạn vận động chính là cổ và lưng, ban đầu khởi phát âm ỉ, từ từ sau đó tăng dần về tần suất, mức độ. Biểu hiện này thường xuất hiện khi người bệnh vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
- Bị thoát vị đĩa đệm sẽ hạn chế vận động: Các động tác cúi, vươn người, nghiêng người trở nên vô cùng khó khăn. Biên độ vận động lúc này tương đối hạn chế, bệnh nhân không gập lưng được quá 110 độ, nghiêng <20 độ và xoay <24 độ.
- Hội chứng rễ thần kinh: Các vùng phân bố của rễ bị ảnh hưởng, bao gồm cổ vai cánh tay hoặc lưng hông đùi kéo xuống bàn chân. Ngoài ra, nếu bị thoát vị đĩa đệm bệnh nhân sẽ rối loạn cảm giác, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, teo cơ…
- Tổn thương rễ thần kinh: Dấu hiệu chuông bấm (ấn vào điểm đau thấy cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to), dấu hiệu Lasègue (góc nâng chân <45 độ), dấu hiệu Déjerine (hắt hơi thấy đau cột sống)…
- Triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác: Sút cân, ăn kém, mất ngủ, tiểu không tự chủ… mức độ tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân.
Vì vậy mọi người hãy chú ý đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể, đi khám ngay để có được kết luận và phương pháp xử lý kịp thời nhất.
Điều trị Thoát vị đĩa đệm
Trên 90% tổng số bệnh nhân đau thắt lưng hông (thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm được điều trị nội Khoa, có khoảng 5 -10% số bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật…
Chế độ vận động
Trong thời kỳ cấp tính của bệnh,chế độ nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên của điều trị nội Khoa.Tư thế nằm ngửa trên ván cứng có đệm ở vùng khoeo chân làm co nhẹ khớp gối và khớp háng làm cho áp lực nội đĩa đệm giảm thấp cũng đã có tác dụng điều trị tốt. Cũng có thể cho bệnh nhân nằm ở tư thế nào đỡ đau nhất.Thời gian nằm nghỉ tại giường là 5-7 ngày. Có khi nằm nghỉ kéo dài đến hai tuần hoặc dài hơn…
Về mặt tâm lý: Cần giải thích rõ cho bệnh nhân về mục đích và yêu cầu của phương pháp nằm bất động để bệnh nhân yên tâm và tự giác thực hiện. Chế độ bất động một cách kiên quyết và kịp thời sẽ tránh làm cho thoát vị đĩa đệm nặng hơn,làm giảm kích thước của Thoát vị đĩa đệm và tạo điều kiện cho sự tái tạo tổ chức.Từ đó các thoát vị mới và nhỏ có thể trở lại vị trí ban đầu.
Điều trị bằng thuốc
Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc sau đây:
- Thuốc giảm đau: paracetamol, meloxicam…
- Thuốc kháng viêm không steroid: các loại thuốc như ibuprofen, naproxen…
- Thuốc giãn cơ: ví dụ như myonal, decontractyl…
- Nhóm các loại vitamin và omega 3…
Trong trường hợp nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh gây hiện tượng teo cơ và nhứng cơn đau dữ dội. Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau như mổ nội soi hay mổ hở tùy vào từng trường hợp. Ngoài ra, tùy vào triệu chứng, nguyên nhân và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bằng y học cổ truyền
Các liệu pháp điều trị theo phương pháp của y học cổ truyền gồm có:
- Vật lý trị liệu là quá trình giúp kéo giãn cột sống và phục hồi chức năng của đĩa đệm.
- Các liệu pháp châm cứu, để xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh…
- Các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên: Ngải cứu; lá lốt; xương rồng; thiên niên kiện; cỏ xước…
Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại rượu thuốc gia truyền trong quá trình xoa bóp để tăng hiệu quả trị liệu.
Hiện nay có các loại rượu thuốc được bán trên thị trường có tác dụng chữa trị thoát vị đĩa đệm đau thần kinh tọa như Rượu gia truyền Bà tư Châu, và các loại rượu thuốc giảm đau xương khớp như Rượu thuốc gia truyền Hồng Phong, Rượu xoa bóp Đông Phương,… Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.
Các nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ
Tuần thứ hai, thứ ba trở đi có thể vận động nhẹ nhàng và tập một số động tác nhẹ ở tư thế nằm do thấy thuốc hướng dẫn. Chế độ tập cần tuân thủ nguyên tắc:
- Tránh các tư thế và động tác làm xuất hiện áp lực tải trọng cao,đột ngột hoặc không cân đối.
- Tránh các lực đẩy và xén cắt do vận động cột sống thắt lưng quá mức và trái chiều. Không được cúi gấp thân để nâng vật nặng, tránh mang, xách không cân đối một bên lệch người…Nên “xuống tấn” dùng lực của cơ đùi. Giữ tư thế cột sống thẳng trong mọi tình huống vận động.
- Không ngồi, nằm dưới sàn nhà. Bởi khi ngồi dậy cần sự gắng sức và độ vươn của cột sống.
- Khi ngủ dậy phải tuân thủ tư thế nghiêng người, thả hai chân xuống sàn, ngồi dậy. Không nên bật dậy theo tư thế thẳng người.
- Ho, hắt hơi ở tư thế ngồi, gội đầu ở tư thế nằm trong giai đoạn điều trị.
- Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu, một tư thế ko đổi, gò bó, không đi bộ, chạy bộ, chơi thể thao trong thời gian điều trị cũng như sau thời gian điều trị từ 3 đến 6 tháng.
- Nên kết hợp kéo giãn cột sống bằng phương pháp treo xà đơn, bơi theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
- Sau khi điều trị ổn định, thời gian để trở lại sinh hoạt bình thường là từ 3-6 tháng.
Trong những năm gần đây bệnh Thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa dần theo độ tuổi, nếu như trước đây độ tuổi mắc bệnh tập trung trong khoảng từ 30 – 60 thì hiện nay nhiều trường hợp mới chỉ 16, 17 tuổi cũng đã bị bệnh, những con số này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, báo động đây là căn bệnh sẽ càng nguy hiểm trong tương lai. Hi vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết dành cho bạn, chúc bạn có được sức khỏe như ý.