Những bậc cha mẹ Việt Nam thường nuôi một lối suy nghĩ là việc đi du học sẽ giúp con cái họ trở nên tốt đẹp hơn, biết tự lập và lo cho bản thân mình. Và không chỉ vậy, “một người làm quan cả họ được nhờ”,con cái đi du học mặt mũi cha mẹ cũng sáng sủa hẳn ra…Nhưng đôi khi họ lại chỉ biết đặt sự kỳ vọng quá lớn vào con cái, mà không biết liệu rằng con cái mình có gánh nổi cái vang danh của bố mẹ hay không. Và điều đó vô hình tạo nên những cái bóng trầm cảm cho không ít du học sinh khi lấy cuộc đời mình thực hiện giấc mơ của cha mẹ. Hãy lắng nghe câu chuyện của một bạn trẻ – một du học Mỹ với những suy nghĩ đau khổ và giày vò của những những năm tháng du học tại trường Stanford- trung tâm thung lũng Silicon, California của Mỹ
>> Xem thêm: Bạn sẽ rớt học bổng toàn phần Mỹ nếu thiếu một trong các tiêu chí dưới đây
1. Giấc mơ của cha mẹ nhưng là bi kịch của con
Tôi từ lúc bé đã là một cậu bé trầm mặc, thích may vá, thích những cuốn thơ ca, thi từ cổ xưa, thích vẽ tranh và đàn bầu. Nhưng trong suốt những năm tuổi thơ, thứ mẹ tôi kỳ vọng ở tôi là một con người khác. Tôi phải là một đứa bé “con nhà người ta” với bảng cao chót vót của dân chuyên Toán trường Amsterdam. Mỗi lần đi họp lớp về là mẹ chì chiết. Tôi thiết nghĩ đi du học để mẹ vừa lòng và để tôi bớt bị mẹ kèm cặp, nhưng không, câu chuyện đi du học của tôi càng là những chuỗi ngày bị áp lực tâm lý khủng hoảng. Vì ở đây chuyên ngành đào tạo chuyên sâu cần sự đam mê, cần sự đầu tư kỹ lưỡng, cần một lộ trình du học rõ ràng, cần nhiều tiền bạc, công sức và chất xám của du học sinh Mỹ, chứ không cần một gã mơ màng chưa biết mình là ai.
Mẹ gọi điện thoại qua Skype cho tôi mỗi ngày, ngoài việc nhắc nhở ăn uống chính là đốc thúc ôn bài, đã đạt được các giải gì trong kì thi nào, rồi phải chụp ảnh về để mẹ nói cho các bác trong họ.
Đôi lúc, tôi thấy tôi như một cái máy để mẹ tự hào chứ không phải đứa con để cho mẹ thương yêu. Có những lần học mệt đến chảy máu cam, tôi bèn chạy vào phòng tắm xối nước rồi đứng thẫn thờ trong ấy không biết vì gì. Đợt đó, tôi bị cảm lạnh, câu hỏi đầu tiên của mẹ tôi lại là: “Bệnh tật thế có ảnh hưởng gì đến kì thi hay không? Có phải con thi rớt hay không?”. Lúc đó, tôi ước gì mình chưa từng sang đây, để kỳ vọng của mẹ vào thành tích của mình không càng ngày càng cao như thế.
2. Du học Mỹ nhưng không học đúng chuyên ngành
Lúc mới đầu sang tôi hốt hoảng vì bị rơi vào tình trạng cư trú bất hợp pháp ở Mỹ. Hóa ra, do mẹ tôi quá nôn nóng, thấy con nhà bên cạnh đi du học liền vội vã lập kế hoạch đi du học Mỹ cho tôi, không để ý nhiều đến thời hạn visa. Sau những khác biệt quá lớn về lối sống giữa người Mỹ và Việt Nam, có lúc tôi đăng ký trễ môn hoặc học tập không bằng người do kết quả kém cũng một phần là do không chuẩn bị kĩ kiến thức.
Tuy vậy, tôi làm rất tròn vai một người du học sinh Mỹ gương mẫu. Nhưng càng học chuyên sâu về môn kinh tế mẹ quyết định chọn cho tôi vì cho rằng nó có tương lai tốt đẹp, thì tôi càng thấy cô đơn. Thành tích của tôi ngày càng thụt lùi, khiến mẹ lo suốt ruột.
Một lẽ dĩ nhiên, ở Stanford, hàng ngày hàng giờ đều có những con người ưu tú khiến mẹ tôi ghen tức đến đỏ mắt, cứ hỏi : “Sao mày không giỏi được như họ nhỉ? Trời ơi, có đứa còn giành được học bổng lên báo đây này”. Bên ngoài thì tôi vâng dạ đủ điều, nhưng tôi biết học không đúng chuyên ngành và đam mê thì khó mà tiếp tục được nữa. Năm 2, tôi giấu mẹ, chuyển từ trường Kinh doanh sang Khoa học và nhân văn. Thím hai tôi gọi cho tôi bảo khi mẹ tôi biết tin đã ngất xỉu ngay trong nhà.
3. Án tử dành cho lối sống như bao người
Căn nguyên đầu tiên là quyết định sai lầm từ sự thiếu hiểu biết. Tôi không biết mình muốn gì mà chỉ luôn làm đối phó để mẹ đừng suốt ngày rỉ rả những lời oán trách bên tai. Tôi biết mẹ kỳ vọng vào tôi quá nhiều nên mới như thế. Nhưng mẹ đâu có biết, giấc mơ của mẹ chính là nỗi đau của con nơi xứ người. Mẹ đang đặt con vào vị trí một người xa lạ mà quan sát, mà vò ép, mà đặt ra yêu cầu chứ không phải đứa con mẹ mang nặng đẻ đau.
Tôi đã gọi điện về xin lỗi mẹ nhưng mẹ nạt bảo không nghe máy, mẹ nói: “Tao không có đứa con trai bất hiếu như mày”. Mặc dù, biết tôi sẽ khiến thất vọng nhưng tôi vẫn kể câu chuyện về một người bạn khác cũng du học trái chuyên ngành vì áp lực từ gia đình, từ xã hội như tôi cho mẹ nghe. Nó đã treo cổ tự tử trong phòng ở. Nghe đến đây, mẹ tôi im lặng.
Tôi nói: “Vì cái chết của nó mà con nhận ra, con buộc phải thật sự sống cho chính mình mẹ ạ. Dù mẹ có can ngăn thế nào, con xin mẹ, đừng bắt con sống theo mẫu số chung mà mọi người hay thừa nhận nữa”. Và ngay khi mẹ cất lời hỏi thăm sức khỏe gần đây của tôi, tôi bỗng hiểu ra mình vừa thoát được một án tử ghé thăm vì suýt sống một của đời vay mượn của ai đó, trong giấc mơ du học Mỹ của mẹ tôi.
>>Xem thêm : Tuyệt chiêu trả lời những câu hỏi phỏng vấn khi xin Visa du học Mỹ
Khi mà việc đi du học trở thành một công cụ giúp các bậc cha mẹ khoe khoang con mình thì ý nghĩa chân chính thực sự của con đường tìm kiếm kiến thức của nhân loại đã bị bóp méo. Sẽ vẫn tồn tại những nỗi đau không tên sâu trong lòng những đứa con nơi xứ người, nhưng có lẽ sẽ không nỗi đau nào đau khổ hơn bị cha mẹ mình vì giấc mơ của họ mà phủ quyết giấc mơ của chính mình. Vậy nên, hãy chuẩn bị cho mình một tư tưởng rạch ròi. Đừng bao giờ đi du học chỉ vì thỏa mãn sự hiếu kỳ, hiếu danh vô nghĩa của thiên hạ, hãy quyết định đi du học vì chính bản thân mình.
Theo USIS Education