Bạn muốn khởi nghiệp mà không biết nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Bạn muốn khởi nghiệp nhưng không biết nên chuẩn bị những gì để có thể thành lập doanh nghiệp đồng thời duy trì và phát triển nó. Hãy cẩn trọng và làm theo 13 bước cần chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp sẽ giúp bạn có hướng đi đúng đắn và chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch khởi nghiệp của bạn thành công nhất.
Bước 1: Hãy xác định mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới
Theo Brian Tracy-Danh nhân thế giới, tác giả của hơn 70 cuốn sách với hàng chục ngôn ngữ khác nhau thì “mục tiêu cho phép bạn điều khiển hướng đi thay đổi theo chiều có lợi cho mình” cho nên để có một bảng kế hoạch thành công, đầu tiên bạn cần xác định đúng mục tiêu mà bạn và doanh nghiệp sẽ hướng đến. Mục tiêu ngắn hạn (2 – 3 năm) hoặc dài hạn (10 năm) doanh nghiệp sẽ đứng ở đâu trên thị trường? Mục đích kinh doanh của bạn là gì? Giá trị cốt lõi doanh nghiệp đang hướng tới. Đừng lạc lối trong những ý tưởng của bạn hãy luôn xác định được đích đến và có một lộ trình rõ ràng, chi tiết để đưa doanh nghiệp đến thành công
Bước 2: Tìm hiểu kỹ những lợi thế cũng như khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải
Khi kinh doanh chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khó khăn hay việc kinh doanh không thuận lợi. Tuy nhiên, nhà quản trị giỏi sẽ là những người dự đoán trước được khó khăn đó. Họ sẽ biết cách giảm thiểu rủi ro, thiệt hại đến mức thấp nhất.
Hãy có một cái nhìn tổng quan nhất về thị trường. Nghiên cứu đối thủ, chính sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp của bạn. Luôn có kế hoạch dự phòng hoặc khoản chi phí dự trù rủi ro để vượt qua những giai đoạn khó khăn trong kinh doanh.
Bước 3: Tìm ý tưởng phù hợp để thành lập doanh nghiệp
Đây là một trong các bước khởi nghiệp không thể bỏ qua nếu bạn muốn thành công. Ý tưởng hay đôi khi sẽ không thể bằng một ý tưởng đúng và phù hợp. Hãy suy nghĩ đơn giản và bắt đầu từ những vấn đề của bản thân và những người xung quanh. Tìm ra giải pháp hoặc sản phẩm tối ưu nhất để giải quyết những điều đó.
Đơn cử như Scrub Daddy – một trong những Startup có tốc độ phát triển nhanh nhất trong chương trình Shark Tank của Mỹ. Founder Aaron Krause đã phát minh ra một miếng bọt biển vệ sinh làm bằng một chất liệu đặc biệt, giúp việc cọ rửa trở nên dễ dàng hơn.
Lưu ý, ý tưởng của bạn không nên quá viển vông hoặc quá lớn về một lĩnh vực mà bạn không biết gì về nó sẽ khiến bạn thất bại nhanh chóng
Bước 4: Lấy ý tưởng từ việc phỏng vấn khách hàng
Bất cứ ý tưởng nào cũng cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của các hàng tiềm năng. Chính vì thế, để có một ý tưởng hay bạn cần tìm một vài người bạn mà bạn nghĩ rằng họ sẽ là khách hàng tiềm năng. Hãy tiến hành phỏng vấn, khảo sát họ về nhu cầu, chất lượng sản phẩm mong muốn để có những thông tin cần thiết áp dụng vào thực tế.
Có thể sử dụng sản phẩm mẫu, bản dùng thử (đối với lĩnh vực công nghệ, phần mềm) để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.
Ngoài ra, những lợi ích từ sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp có thật sự phù hợp với khách hàng? Hãy ghi chép lại những ý tưởng từ khách hàng để có một chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing hiệu quả.
Bước 5: Thành lập doanh nghiệp cần 1 kế hoạch kinh doanh tổng quát
Tiếp theo là bản dự án phác thảo chung về dự án khởi nghiệp của bạn. Bản dự án kinh doanh sơ bộ sẽ giúp doanh nghiệp định hình được về tính khả thi của ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, chiến lược chung, các vấn đề về thương hiệu, pháp lý, tài chính, lộ trình thực hiện…
Bên cạnh đó, để doanh nghiệp kinh doanh phát triển thì không thể thiếu các hoạt động tiếp thị như truyền thông, thiết kế nội dung, marketing…Hãy chắc chắn rằng, những hình thức tiếp thị này phải hợp lý để ý tưởng kinh doanh của mình đến tay khách hàng.
Bước 6: Xây dựng bản kế hoạch chi tiết- càng chi tiết càng tốt
Sau khi có bản kế hoạch kinh doanh sơ bộ, bạn bắt đầu tiến hành xây dựng bản kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn. Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và phương pháp, thời gian hoàn thành từng mục tiêu đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa nguồn lực trước khi bạn thành lập doanh nghiệp của mình.
Bước 7: Đo lường, đánh giá
Trong suốt quá trình thực hiện, từ lúc thành lập doanh nghiệp, hãy ghi nhớ luôn đo lường, đánh giá mức độ hoàn thành của mục tiêu nhằm tối ưu sao cho có được bản kế hoạch hoàn chỉnh nhất. Ghi nhận những đánh giá, phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm mẫu và có những cải tiến kịp thời trước khi đưa sản phẩm chính thức vào thị trường
Bước 8: Tiến hành xây dựng đội ngũ nhân sự
Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn đã hoàn chỉnh và khả thi thì công việc tiếp theo bạn nên làm là tìm kiếm những cộng sự cùng bạn phát triển ý tưởng đó. Yếu tố con người rất quan trọng trong các công ty lúc mới thành lập.
Tùy thuộc vào mỗi kinh nghiệm cá nhân, hãy tìm kiếm những nhân sự xuất sắc có thể hỗ trợ bạn trong các mảng như tài chính, marketing, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, sản xuất…Từ đó, tạo nên một thể thống nhất cùng nhau giúp bạn không chỉ trong giai đoạn đầu thành lập doanh nghiệp mà còn sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp.
Bước 9: Huy động và kêu gọi vốn
Startup rất khác với việc mở một công ty kinh doanh bình thường. Công ty Startup phải luôn có vốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Các công ty Startup thường mang đến những phương pháp giải quyết nhu cầu của người dùng nên “tốc độ phủ” thị trường phải cực nhanh. Và vốn sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu này.
Lên một kế hoạch huy động và kêu gọi vốn kinh doanh cho từng vòng (round) là bước đi quan trọng giúp công ty Startup tồn tại được trong giai đoạn khởi đầu.
Không giống như những năm trước, thời điểm này các nguồn cấp vốn đầu tư đang rất đa dạng. Từ các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) đến các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capitals). Thậm chí rất nhiều Startup công nghệ tại Việt Nam đã kêu gọi được vốn đầu tư từ Silicon Valley.
Bạn sẽ được “rót” vốn ngay lập tức nếu ý tưởng đủ hay và có sức thuyết phục.
Bước 10: Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị các yếu tổ từ ý tưởng, kế hoạch, nhân sự, nguồn vốn…bước tiếp theo bạn cần phải quyết định là chọn loại hình doanh nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, hiện nay có các loại hình sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên
- Công ty Cổ phần
- Công ty Hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Tùy vào nguồn vốn và quy mô phát triển thì bạn cần lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn, ban cần tìm hiểu kỹ đến các vấn đề liên quan đến loại hình doanh nghiệp. Nếu không thực sự am hiểu về vấn đền này vì bạn vẫn có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp bên ngoài: đảm bảo về mặt pháp lí với mức chi phí phù hợp.
Đối với Công ty khởi nghiệp, con người luôn là ưu tiên hàng đầu giúp Startup đó lớn mạnh và có đủ sức thuyết phục với nhà đầu tư. Một Founder giỏi là người biết tập hợp các cá nhân ưu tú thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh và có năng lực chuyên môn tốt.
Bước 11: Thiết lập ngân sách hoạt động cho doanh nghiệp
Để công ty được phát triển, bạn cần lập ngân sách hoạt động của công ty. Cụ thể, bao gồm các khoản như chi phí marketing, tiền lương nhân viên công ty, chi phí mua sắm khác…Điều quan trọng là cần đảm bảo bạn không lãng phí một khoản chi phí nào nhằm tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn đáp ứng vốn khi cần.
Thành lập doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn với các startup ít vốn dịch vụ hỗ trợ cùng với sự cắt giảm chi phí từ việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài nếu doanh nghiệp biết tận dụng như thuê freelance thay vì tuyển nhân viên định biên, thuê văn phòng ảo thay vì tốn hàng đống chi phí cho mặt bằng, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp thay vì tốn nhiều thời gian mà chi phí vẫn cao mà vẫn lo về mặt pháp lý.
Bước 12: Mở rộng quy mô kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiếp thị
Giờ đây, công việc bạn cần phải làm là thực hiện theo bảng kế hoạch mà bạn đã đặt ra. Tuy nhiên, kế hoạch đó vẫn có thể thay đổi khi bạn gập phải những trở ngại và vượt qua chúng. Quá trình mở rộng kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nguồn vốn, thị trường, tốc độ tăng trưởng,…
Bước 13: Dự trù rủi ro khi thành lập doanh nghiệp
“Thương trường là chiến trường” – Bạn không thể đảm bảo hoạt động kinh doanh sẽ luôn diễn ra suông sẻ. Kế hoạch B hoặc chi phí dự trù rủi ro sẽ luôn hữu ích trong những thời điểm khó khăn. Ngoài ra sự linh hoạt, “biết người biết ta” vào những thời điểm thích hợp cũng rất cần thiết. Điển hình như Nokia từng là công ty thống lĩnh thị trường điện thoại di động toàn cầu nhưng đã phải “bán mình” cho Micosoft sau hơn 100 năm lịch sử và rồi Microsoft cũng “đau xót” khi khai tử hệ điều hành windows phone sau những phản hồi không tốt từ khách hàng về hệ điều hành này trên chính sản phẩm Nokia Lumia.
Ý tưởng rất dễ bị đánh cắp, có không ít tập đoàn lớn sẽ “đổ” tiền vào thị trường nhằm “giết chết” các công ty Startup cùng lĩnh vực cho dù bạn có phải là người tiên phong hay không. Hãy đánh giá lại tất cả các nguồn lực, thời điểm, thị trường, đối thủ cạnh tranh để lựa chọn phương án hợp lý nhất.
Điều cuối cùng là các bạn phải nhớ kỹ là bạn đang xây dựng 1 doanh nghiệp chứ không phải là đang xây dựng 1 ý tưởng. 90% các startup thất bại vì không nhất quán khi đưa ra lý do họ bắt đầu thành lập công ty, không nhận thức được vị thế, thách thức, cơ hội. Hãy tin rằng ý tưởng của của bạn có thể giải quyết vấn đề nào đó và thay đổi thế giới. Chúc các bạn khởi nghiệp thành công.