Trong SEO Onpage, tối ưu nội dung (content) là một trong những công đoạn quan trọng để xây dựng website chuẩn SEO. Bài viết “Tối ưu nội dung bằng trình soạn thảo nội dung cho SEO Onpage” sẽ giúp bạn hiểu rõ các bước cụ thể để xây dựng nội dung chuẩn SEO cho website của mình.
Tối ưu Heading khi SEO Onpage
Heading giống như mục lục của một quyển sách vậy. Tương tự với việc khi quyết định mua một cuốn sách, bạn thường đọc tên sách trước, sau đó đọc các mục lục xem cuốn sách đó sẽ triển khai những vấn đề gì.
Lưu ý khi sử dụng Heading:
- H1: Tiêu đề bài viết đã được mặc định có trong code. Chỉ có 1 heading 1 duy nhất. Nếu tạo nhiều Heading 1 sẽ làm Google bối dối, ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa.
- H2, H3,… H6 (còn gọi là sub heading) thiết lập trong bài viết. Thông thường trong bài SEO sẽ sử dụng thẻ H2, H3. Một số trường hợp bài quá nhiều ý chính sẽ triển khai thêm H4, H5, H6.
Tối ưu Heading 1
Google là fan hâm mộ của sự liên quan. Khi tối ưu thẻ H1, hãy cố gắng đa dạng, tạo sự liên quan tới người dùng nhiều nhất có thể:
- Heading 1 chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm. Từ khóa SEO tại Heading nên khác với Tittle và url. Nên chọn từ khóa có lượng search cao thứ 3.
- Heading 1 bao hàm nội dung bài viết
Không giới hạn ký tự cho Heading 1
Tối ưu Heading 2-3
Ngoài việc tối ưu heading 1, các bạn cần chú trọng tối ưu heading 2-3 để giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung website của mình.
Một số lưu ý khi tối ưu Heading 2-3:
- Sub Heading nên chứa một số từ khóa liên quan. Đừng quá nhồi nhét từ khóa, nên ưu tiên lựa chọn từ khóa liên quan ngắn gọn và thể hiện nội dung của đoạn văn bạn sắp đề cập.
- Triển khai nhiều sub-hearding nhiều nhất có thể.
- Các heading 2-3 ảnh hưởng mạnh tới SEOM còn heading 4-6 không ảnh hưởng đến nhiều.
Tối ưu Mục lục
Google Bot sẽ đọc các thẻ Heading trước, nhưng người dùng thì cần phải dùng Plugin Table of Content. Plugin này sẽ hiển thị mục lục bài viết của bạn lên đầu trang nội dung, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt tổng quan nội dung bài viết của bạn là gì. Hoặc họ có thể bấm vào phần nội dung nào đó mà họ đặc biệt quan tâm.
Sử dụng B/I/L
Bold (in đậm): Sử dụng khi bạn cần bôi đậm một cụm từ quan trọng, nhấn mạnh trong một câu văn. Nó có thể là từ khóa SEO, từ khóa phụ hay một cụm từ nào đấy amng tính điểm nhấn, nhấn mạnh cho nội dung bạn cần truyền đạt.
Italic (in nghiêng): Sử dụng khi bạn cần gây chú ý một cụm từ nào đó. Cụm từ này không nhất thiết quan trọng như cụm được đặt trong bold, nhưng nó cần được gây chú ý cho người đọc.
Underline (gạch chân): Gạch chân những cụm từ cần giải thích rõ nghĩa. Thông thường nó thường được đặt trong các anchor text chứa link dẫn đến một trang nội dung khác.
Đừng sử dụng B/U/I quá ít vì như vậy sẽ làm cho bài viết của bạn không có điểm nhân, nhưng cũng đừng quá lạm dụng chúng, mà làm một cách tự nhiên. Hãy nghĩ tới người dùng!
Bullet
Bulet cũng giống như Heading có tác dụng chia nhỏ nội dung thành những phần, nhưng Bullet thì ở cấp độ nhỏ hơn Heading. Chức năng của Bullet phù hợp khi bạn cần truyền đạt một đội dung theo từng gạch đầu dòng.
Quote
Quote được sử dụng khi bạn cần trích dẫn một câu nói nổi tiếng, nội dung từ nguồn uy tín. Một bài viết xuất hiện Quote, rõ ràng sẽ tăng mức độ tin cậy cho nội dung.
Tối ưu hình ảnh khi SEO Onpage
Hình ảnh không phải yếu tố tiên quyết để xếp hạng cho trang nội dung (tùy ngành). Tuy nhiên sự xuất hiện của hình ảnh là không thể thiếu trong mỗi bài viết bởi:
- Sử dụng hình ảnh giúp mô phỏng các con chữ xung quanh
- Sử dụng hình ảnh làm điểm nghỉ mắt cho người đọc khi họ phải lướt mắt đọc một trang nội dung dài thườn thượt
Khi thực hiện các công việc tối ưu Onpgage, việc tối ưu hình ảnh góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy hình ảnh lên top tìm kiếm. Bạn cần chú ý đến việc tối ưu hình ảnh đăng trên website của mình bằng cách:
- Đặt tên cho các hình ảnh không dấu và có các – giữa các từ.
- Phần meta trong hình phải được điền đầy đủ bao gồm: tittle, sub tittle, author, meta description,…
Vì sao bạn phải làm những việc đó khi SEO hình ảnh? Đơn giản là vì Googlebot không nhận biết được hình ảnh, chỉ có thể đọc được các ký tự mà thôi. Vì vậy việc thêm text vào hình ảnh sẽ giúp Google nhận biết nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Internal Link và External Link
Hightlight link là những liên kết trỏ đến các trang nội dung khác (bao gồm bên trong và bên ngoài website) thể hiện sự liên quan giữa các trang nội dung với nhau, gồm:
- Internal link: Những liên kết trỏ đến các nội dung khác bên trong website
- External link: Những liên kết trỏ đến các nội dung khác bên ngoài website
Phần nội dung trên trang này cần được giải thích, bổ sung hoặc xác thực trên một trang nội dung khác. Khi bạn gắn một liên kết vào cụm từ, có thể người dùng không clik vào liên kết để sang nội dung mới đọc; nhưng Google sẽ follow tất cả các liên quan bà bạn trích dẫn trong bài viết (trừ khi bạn dùng rel = nofollow)
Highlight lik là một yếu tố xếp hạng cực mạnh mà người làm SEO onpage không thể bỏ qua. Khi bạn đang phân vân không biết có nên đặt 1 liên kết vào văn bản hay không, thì bạn hãy suy nghĩ về 3 lý do:
- Liên kết được gắn có giải thích điều gì cho nội dung hay không?
- Liên kế được gắn có thể bổ sung ý nghĩa gì cho cụm từ này hay không?
- Liên kết được gắn có đủ uy tín để xác thực nội dung / số liệu này hay không?
Giải thích, bổ sung, xác thực là 3 lý do chính khi bạn gắn một liên kết vào trong một đoạn văn bản (Anchortext). Nếu bạn chuẩn bị gắn liên kết vào Anchortext mà liên kết trỏ đến không có giá trị giải thích, bổ sung hoặc xác thực thông tin thì thôi đừng gắn!
Đó là những nội dung bạn phải chú ý khi tối ưu hóa nội dung bằng trình soạn thảo nội dung của website, chúc bạn nhanh chóng sở hữu cho mình một web chuẩn SEO đúng nghĩa.