Với việc phát triển nội dung tốt kết hợp On-page SEO được tối ưu, bạn có thể vượt thứ hạng những website khác mà không cần dùng backlink. Nhưng, SEO Onpage là gì & làm thế nào cho hiệu quả? Cùng đến với bài viết “SEO Onpage là gì? 15 thủ thuật SEO Onpage đơn giản hiệu quả” để tìm hiểu nhé!
SEO Onpage là gì ?
SEO Onpage là một kỹ thuật trong SEO, đây là tập hợp các công việc mà bạn phải làm để bộ máy Google hiểu rõ website của bạn hơn, kèm theo đó là tăng trải nghiệm cho người dùng. Tất cả công việc sẽ được tiến hành tối ưu ngay trong website của bạn. Vậy nên mới gọi nó là On-page. Tức là bạn phải làm 2 công việc đồng thời:
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (User Experience)
- Tối ưu hóa sự thân thiện với bộ máy tìm kiếm
Bây giờ, cùng đến với 15 thủ thuật SEO Onpage ngắn gọn dễ hiểu mà bạn có thể thực hành sau khi đọc xong.
Tập trung vào nội dung
Muốn SEO hơn đối thủ, tối thiểu bạn phải bằng hoặc hơn họ về mặt nội dung. Bạn là người đăng bài viết lên sau, chẳng có lý do gì mà lại có nội dung kém hơn những người đăng trước cả. Nếu có thì chỉ có lý do duy nhất là bạn lười viết hoặc viết không hay mà còn sợ tốn tiền thuê writers. Nếu kỹ năng viết của bạn không tốt, bạn cần thuê
Trong SEO, content không hoàn toàn là “King”. Nhưng nếu bạn làm content tốt, bạn sẽ rất tự tin để triển khai nhiều kỹ thuật SEO khác. Còn nếu bạn làm content dở, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhiều khi bạn tự ti về content làm chùn bước để triển khai nhiều kế hoạch hay tiếp theo. Độc giả vào website bạn để làm gì ? – Để tìm nội dung họ cần. Vì vậy hãy cung cấp chính xác nội dung mà họ tìm đối với những từ khóa tương ứng.
Bạn cung cấp thông tin sơ sài, họ sẽ nhấn nút back và đi tìm 1 trang khác có đầy đủ thông tin hơn.
Xu hướng mới là video và chatbox
Nếu nội dung của bạn có videos được đầu tư, nó sẽ mang tính cụ thể, thuyết phục & chuyên nghiệp hơn. Xét về khía cạnh tác động cho SEO Onpage, nó sẽ làm tăng thời gian ở lại trang với mỗi lượt truy cập.
Chatbot là 1 xu hướng mới nổi trong 2018, có thể bạn đã biết nó qua Facebook Chatbot. Chatbot thông qua website – sẽ có 2 cách làm:
Cách 1: Sử dụng Facebook chatbot & nhúng khung chat vào website
Cách 2: Sử dụng chatbot chuyên dụng cho website
Với 1 chatbot được thiết lập sẵn, bạn sẽ có được sự tương tác cao hơn từ người dùng ngay trên trang web của bạn. Hoặc với 1 kịch bản chatbot hoàn hảo, bạn sẽ có được nhiều khách hàng hơn, chứ không dừng lại ở mục đích tối ưu SEO onpage nữa.
Đầu tư hết cỡ vào UI
UI (User Interface) là thứ mà ít ai nói với bạn khi SEO Onpage, đặc biệt ở Việt Nam số đông người làm SEO thậm chí còn chưa biết UI là gì. UI là giao diện của toàn bộ website. Từ homepage, landingpage cho đến bài post content marketing,…Nói chung là tất cả những gì liên quan tới thẩm mỹ khi nội dung tiếp cận vào mắt người đọc.
Một giao diện website dễ nhìn, phân bố thư mục hợp lý, trình bày gọn gàng, font chữ dễ đọc sẽ luôn tạo được ấn tượng cho độc giả.
Về màu sắc, bạn hãy xác định tone màu chủ đạo cho website (màu thương hiệu) rồi làm nổi bật lên màu đó, không nên kết hợp nhiều màu sắc 1 cách “tùy hứng”. Và cũng đừng viết nội dung “như viết tiểu thuyết”. Bạn hãy học cách xuống dòng, phân mục lục rõ ràng, sử dụng những câu in đậm, gạch chân, in nghiêng, bulleted list,… Những điều này giúp cho độc giả có thể dễ dàng nằm bắt những gì bạn muốn thể hiện hơn. Họ sẽ muốn biết điểm nhấn, trọng tâm của bài viết nằm ở chỗ nào. Điều đó thực sự quan trọng khi làm SEO Onpage.
Thiết lập URLs thân thiện
Đây là công đoạn đơn giản nhất trong SEO Onpage. Đầu tiên, trước khi đăng 1 bài viết mới, bạn cần làm ngắn URLs lại chỉ chứa từ khóa chính. Đừng cố nhồi nhét những từ khóa khác vào URL, điều này chỉ áp dụng cho 5 năm trước. URL chỉ nên có từ khóa chính để Google hiểu hơn về nội dung chính của website. Nó thân thiện với người dùng ở chỗ khi họ copy chia sẻ, URL ngắn sẽ gọn gàng hơn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng WordPress thì bạn hãy vào Settings => Permalink, thiết lập như hình sau:
Phân bố từ khóa đúng cách
Đây cũng là 1 bước khá đơn giản trong SEO Onpage. Nhớ là phân bố đúng cách nhé chứ không phải là nhồi nhét:
- Từ khóa có trong tiêu đề (Nên để tiêu đề là thẻ H1)
- Từ khóa có trong thẻ mô tả
- Từ khóa có trong URL
- Từ khóa xuất hiện ở trong 100 từ đầu tiên của bài viết (1-2 lần)
Mật độ từ khóa xuất hiện đều đặn nhưng không được nhiều quá (tầm 0,5 đến 1,5%). Mặc định của các theme WordPress thì tiêu đề là thẻ H1 rồi. Nhưng để chắc chắn hơn, bạn có thể kiểm tra bằng cách bôi đen tiêu đề => kiếm tra Inspect: Nếu không chính xác thì bạn có thể thiết lập lại trong cài đặt giao diện.
Sử dụng tiêu đề hợp lý
Tiêu đề là 1 tiêu chí chính để Google sẽ biết bài viết của bạn mang trong mình chủ đề gì. Bạn nên đặt tiêu đề có chứa chính xác từ khóa cần SEO, đan xen những tính từ mời gọi để tăng được tỉ lệ click trên kết quả tìm kiếm Google. Một số kỹ năng mà bạn cần phải tối ưu cho thẻ tiêu đề:
- Độ dài hợp lý, không quá ngắn hoặc không quá dài, sao cho hiển thị vừa đẹp trên kết quả tìm kiếm.
- Một website không được có 2 bài viết trùng tiêu đề.
- Nội dung tiêu đề mang tính mời gọi click nhưng không giật tít, câu mồi.
- Nếu bạn làm thương hiệu, hãy thêm tên brand của bạn cuối tiêu đề
Thêm từ khóa LSI trong nội dung
Mỗi từ khóa chính đều có những từ khóa LSI – là những từ khóa đồng nghĩa. Google thường sử dụng ở mục tìm kiếm liên quan: Bạn hãy tìm cách xen kẽ những từ khóa này vào trong nội dung 1 cách tự nhiên nhất. Việc nội dung của bạn xuất hiện LSI keywords sẽ giúp Google đánh giá nội dung của bạn đầy đủ hơn & xếp hạng cao hơn.
Luôn phải tư duy: Mobile First
Hãy kiểm tra Analytics xem traffic từ mobile của bạn chiếm bao nhiêu % rồi? Chắc hẳn con số sẽ là hơn 65%. Thay vì mỗi khi làm website, bạn thường check bằng máy tính. Bây giờ, hãy chuyển qua mobile, tối ưu cho di động nhiều hơn. Hầu hết các giao diện WordPress đều đã tối ưu cho mobile (responsive). Tuy nhiên không chỉ giao diện, bạn cần tối ưu 1 số thứ khác như:
- Độ hiển thị
- Kích cỡ chữ.
- Tính dễ dàng của các tính năng trên website
- Phân bố hợp lý các nút kêu gọi hành động
- Đảm bảo không có lỗi
Ngoài ra nếu như bạn đang xây dựng trang thương mại điện tử, bán hàng online nên có đội ngũ kỹ thuật tốt, đơn giản hóa quá trình đặt hàng trên điện thoại để tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng.
Tăng tốc độ cho website
Trên 50% người dùng tại Mỹ cho biết họ sẽ cân nhắc vào việc có nên mua hàng hay không hoặc chuyển qua 1 trang web khác nếu tốc độ website tải chậm. Nếu bạn không đủ khả năng để làm 1 website chạy siêu tốc thì tối thiểu website bạn cũng không nên quá chậm (tốt nhất là dưới 5 giây) hãy tối ưu làm sao cho Google Pagespeed Insight đánh giá website bạn ở mức trung bình trở lên. Một số thủ thuật không đến nỗi quá cao siêu mà bạn có thể áp dụng ngay:
- Chọn 1 nhà cung cấp hosting/sever tốt, ổn định
- Sử dụng các giao diện đơn giản, tối ưu SEO
- Không cài đặt quá nhiều plugin
- Tối ưu hóa hình ảnh bằng Tinypng trước khi upload lên website.
- Sử dụng bộ nhớ đệm bằng W3 Total Cache hoặc WP Rocket.
……
Sử dụng linkout và link nội bộ.
Các chuyên gia SEO đều khẳng định rằng nếu bạn để các linkout đến những bài viết bổ sung, Google có thể biết rõ hơn nội dung website bạn là gì và xếp bạn với thứ hạng cao hơn. Linkout là những link trỏ ra ngoài trang web khác, hoặc dẫn nguồn đến những tài liệu liên quan mà bạn muốn độc giả tìm hiểu thêm để cụ thể hóa vấn đề đang nói tới.
Còn link nội bộ là link trỏ đến bài viết (nguồn dẫn) khác trong trang web của bạn. Luôn ghi nhớ rằng: Chỉ đặt linkout và link nội bộ tại những vị trí mà ở đó độc giả có khả năng đang muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nguồn bổ sung. Việc này sẽ không phát huy tác dụng nếu bạn để link tại những vị trí không cần thiết hoặc để cho có.
Tối ưu hóa hình ảnh
Ngoài việc nén hình ảnh trước khi upload lên bài viết, thì bạn còn cần đặt tên của hình ảnh sao cho đúng với nội dung đang được đề cập. Ngoài ra bạn cần lưu ý thêm:
- Nếu bạn có ảnh chính chủ do bạn tự tạo ra, thì Google càng đánh giá cao.
- Nếu đầu tư hơn nữa, bạn có thể chuẩn bị infographic cho những nội dung quan trọng.
Sử dụng nút chia sẻ trên trang.
Ai cũng đều thích sự nhanh gọn, người dùng đang muốn chia sẻ bài viết của bạn lên trang cá nhân để lưu lại hoặc share cho người khác đọc mà phải copy link rồi dán thủ công thì khá là bất tiện. Vì vậy bạn cần gắn nút chia sẻ. Đây là những con số mà mình nhận lại trong 30 ngày qua:
Mình sử dụng tính năng chia sẻ của Getsitecontrol, 1 công cụ trả phí. Nếu bạn muốn miễn phí thì Addthis & Sumo là 2 công cụ rất thông dụng.
Kéo dài thời gian người dùng ở lại trang.
Thời gian trên trang là 1 tiêu chí quan trọng của Google khi xếp hạng từ khóa. Trang web nào có thời gian ở lại trang trung bình cao, thì trang đó có nội dung tốt (có nội dung hay thì người dùng mới ở lại lâu). Kiemtiencenter có thời gian đọc bài trung bình là 2p30 giây. Việc kéo dài thời gian người dùng ở lại trang là 1 việc không đơn giản, nó cũng là 1 tập hợp của nhiều kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, có những thứ quan trọng về bài viết nếu bạn muốn tăng time on page:
- Bài viết phải đủ dài (khuyên nên từ 1000 từ trở lên) và chất lượng, trình bày dễ hiểu, dễ bám sát.
- Bài viết phải đủ độ sâu
- Đầu tư vào visual marketing
- Có videos hay infographic là những thế mạnh
Giảm Bounce Rate tối đa
Bounce Rate là tỉ lệ thoát trang sau khi độc giả chỉ đọc 1 bài viết trong trang web của bạn, không đọc thêm bài viết nào khác. Bounce rate dưới 70% sẽ là con số lý tưởng. Tỉ lệ này càng cao, chất lượng website của bạn càng tệ, và bạn phải tìm cách cho độc giả click vào các bài viết khác và tiếp tục đọc, chứ không phải bấm nút back. Kỹ năng này không phải dễ, nó phụ thuộc vào năng lực của bạn khá cao, tuy nhiên có những cách tối ưu đơn giản mà bạn có thể thực hiện đó là :
- Đặt widget bài viết liên quan bên trái hoặc dưới mỗi nội dung
- Rải link nội bộ hợp lý (Điều này là quan trọng nhất)
- Tạo menu và footer rõ ràng.
- Tạo bảng nội dung khuyến nghị đọc giữa mỗi bài viết
SEO là cả một quá trình, bạn phải luôn luôn cải thiện chất lượng website của bạn, từ giao diện đến nội dung, đến những thứ nhỏ nhặt khác qua từng giai đoạn phát triển. Bài hướng dẫn SEO Onpage này như 1 checklist những công việc mà bạn cần làm để cải thiện SEO Onpage cho trang web/blog 1 cách tốt nhất, bạn có thể lưu/share lại và lấy ra xem những lúc cần thiết. Và nếu có thời gian, hãy tập phân tích cách mình trình bày (tốt nhất là ở những bài viết mới nhất) hoặc những bài mà mình lên top, hoặc cách mình phân bố vị trí các mục trong trang. Những thứ này mình đã tối ưu, có thể nó chưa được hoàn hảo nhưng dù gì cũng mang lại kết quả khá tốt.